5 sai lầm trong cách viết email xin thực tập khiến bạn mãi không tìm được việc
08/10/2024
Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao hồ sơ xin việc của mình gửi đi suốt mà chẳng thấy hồi âm? Ban sốt ruột vì mọi người đồng trang lứa đã dần ổn định công việc hết rồi mà bản thân vẫn chưa thể có 1 vị trí thực tập? Hãy cùng tìm hiểu 5 sai lầm phổ biến nhất trong cách viết email xin thực tập khiến bạn mãi không tìm được việc để tìm ra giải pháp khắc phục nhé.
1. Việc này sẽ tăng độ nhận diện cho bạn, tránh gây ấn tượng xấu với nhà tuyển dụng.
Đã là email xin việc thì lúc nào bạn cũng cần đảm bảo tính chuyên nghiệp để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Và việc sử dụng icon, biểu tượng cảm xúc sẽ khiến email của bạn trở nên "trẻ con" và thiếu nghiêm túc hơn rất nhiều. Tất nhiên không ai quy định cấm bạn dùng emoji được, nhưng nó cần phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh.
Ví dụ nếu bạn nhắn tin với bạn bè hoặc post những bài đăng trên Facebook, Instagram,... thì việc dùng icon là điều hoàn toàn bình thường. Nhưng với đơn ứng tuyển thì sự thân thiện bạn muốn thể hiện qua biểu tượng cảm xúc có thể trở thành điều kì quặc hoặc thái độ cố gắng quá mức. Nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá cao điều này và nhanh chóng loại ngay hồ sơ của bạn.
2. Sử dụng tên hiển thị/ tên email thiếu chuyên nghiệp
Nhiều nhà tuyển dụng chia sẻ rằng họ rất bất ngờ khi nhận được email xin thực tập từ những người có tên hiển thị là "Linhxinhcute", "youngboysitinh" hay "number1yokai" hoặc dạng như thế. Việc này không chỉ thiếu chuyên nghiệp mà còn dễ gây nhầm lẫn, thậm chí hệ thống còn có thể chuyển luôn những email như vậy vào hòm thư rác. Đó có thể là 1 lí do khiến email bạn gửi đi rất nhiều nhưng không hề nhận lại chút hồi âm nào.
Thay vì để bản thân rơi vào trường hợp ấy, hãy lập hẳn 1 email xin việc chuyên nghiệp cho bản thân. Tên email nên là tên đầy đủ của bạn, ví dụ tranhuyendieu@gmail.com hoặc tên + vị trí ứng tuyển, ví dụ huyendieu_content@gmail.com. Việc này sẽ tăng độ nhận diện cho bạn, tránh gây ấn tượng xấu với nhà tuyển dụng.
3. Sử dụng ảnh hồ sơ không phù hợp
Giống như tên hiển thị, ảnh hồ sơ cũng là 1 yếu tố giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn rõ nét hơn về ứng viên. Tuy nhiên không ít người sử dụng ảnh hồ sơ thiếu chuyên nghiệp, không phù hợp. Ví dụ nếu như bạn có 1 hồ sơ rất "đẹp", rất chuyên nghiệp, phần giới thiệu tốt, viết hay, kinh nghiệm làm việc phong phú và học vấn ổn,... Thế nhưng khi nhìn vào email xin thực tập, ảnh hồ sơ của bạn lại là bạn đang cầm cốc bia thì liệu ấn tượng tốt ấy của nhà tuyển dụng sẽ còn lại bao nhiêu?
Vậy nên lời khuyên ở đây là hãy ra studio và chụp cho mình 1 bộ ảnh chân dung thật chuyên nghiệp với trang phục chỉn chu. Điều này chỉ là 1 khía cạnh nhỏ nhưng cũng đóng vai trò rất quan trọng giúp bạn thành công có được công việc yêu thích.
4. Sử dụng từ ngữ cẩu thả
Việc sai chính tả hay dùng từ không phù hợp không phải điều khó gặp trong quá trình xét duyệt đơn ứng tuyển. Rất nhiều trường hợp "quen tay", "vô tình" viết tắt, có lỗi đánh máy hoặc diễn đạt khó hiểu, lủng củng,... Điều này khiến cho email của bạn trở nên thiếu chuyên nghiệp, đồng thời thể hiện sự thiếu chỉn chu, bất cẩn - 1 trong những điều bất lợi khi phải "đấu" với rất nhiều ứng viên khác.
Dù là trong email xin thực tập hay trong CV đơn giản, sơ yếu lý lịch, hãy đảm bảo bạn đọc thật kỹ, rà soát từng lỗi nhỏ để chắc chắn rằng không có bất cứ lỗi sai dù là nhỏ nhất nào. Nếu cần thiết, hãy nhờ người khác đọc và kiểm tra để có cái nhìn khách quan nhất nhé.
5. Sử dụng chữ ký quá dài
Phần Signature/ Chữ ký tuy không bắt buộc nhưng lại cần thiết để email xin thực tập của bạn trông chuyên nghiệp hơn. Ví dụ:
Tất cả những thông tin cần có của phần chữ ký chỉ là tên, số điện thoại và email của bạn. Ngoài ra có thể thêm địa chỉ, đường link LinkedIn, Facebook,... nếu có. Tuy nhiên nhiều người còn thêm cả những câu trích dẫn rất dài hoặc những hình ảnh, biểu đồ không cần thiết, thành ra thừa thãi và dễ tạo ấn tượng không tốt. Hãy chắt lọc thông tin thật kỹ, càng tối giản càng tốt để giữ hồ sơ của mình thật chuyên nghiệp nhé.
Trên đây là 5 lỗi sai phổ biến nhất trong cách viết email xin thực tập. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý chăm chút hơn về hồ sơ xin việc ấn tượng (sơ yếu lý lịch, CV,...) của mình để đảm bảo tạo được ấn tượng tốt nhất với nhà tuyển dụng. Hy vọng bài viết trên đã đem lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Việc biết cách viết email xin thực tập hiệu quả sẽ giúp bạn có cơ hội tốt hơn để nhận được phản hồi tích cực từ nhà tuyển dụng.
Ngoài ra, nếu bạn đang lo lắng về những điểm yếu trong CV, đừng ngần ngại biến chúng thành cơ hội. Hãy nghĩ đến cách mà bạn có thể cải thiện hoặc chứng minh rằng bạn đã học hỏi từ những điểm yếu đó. Chúc bạn sớm thành công trong sự nghiệp của mình.